Thể thức bị động (passive voice) là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng khi bạn học tiếng Anh. Nắm chắc câu bị động, bạn sẽ có cơ hội đạt điểm cao hơn trong các bài thi và tiệm cận với trình độ ngôn ngữ của người bản xứ đấy. Bộ bài tập câu bị động trong tiếng Anh có đáp án dưới đây sẽ là tài liệu đầy đủ nhất giúp bạn ôn luyện hiệu quả và nắm chắc kiến thức “như đinh đóng cột”. Cùng xem bài viết và bắt tay vào thực hành ngay nhé!
Thế Nào Là Câu Bị Động?

Như chúng ta đã biết, câu chủ động là thể câu có chủ ngữ thực hiện hành động, gây tác động lên đối tượng khác (người hoặc vật). Chẳng hạn: Mai bought a book (Mai mua một cuốn sách).
Trái ngược với câu chủ động, chủ ngữ trong câu bị động không thực hiện hành động mà bị tác động bởi một tác nhân nào đó (người hoặc vật). Chẳng hạn: The book was bought by Mai (Cuốn sách được Mai mua).
Như vậy, nói một cách nôm na, câu bị động chính là sự đảo ngược của câu chủ động. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là câu chủ động có thể chuyển thành bị động trong mọi trường hợp. Để có thể chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, nó đòi hỏi phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:
- Điều kiện cần: Câu chủ động phải xác lập được tân ngữ (tức đối tượng chịu sự tác động). Trong ví dụ ở trên là “a book” (cuốn sách).
- Điều kiện đủ: Câu chủ động phải có ngoại động từ. Trong ví dụ ở trên là “bought” (mua).
Câu Bị Động Được Dùng Trong Trường Hợp Nào?

Nhiều bạn học 1000 câu tiếng anh thông dụng thường thắc mắc: Vì sao không dùng câu chủ động trong mọi tình huống mà phải dùng đến câu bị động? Lý do là ở một số trường hợp câu chủ động không thể diễn tả được ý người nói. Đó là:
- Dùng câu bị động khi người nói muốn nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động thay vì chủ thể thực hiện hành động. Ví dụ:
- Câu chủ động: A dog bit my sister (Con chó cắn chị tôi).
- Câu bị động: My son was bitten by a dog (Chị tôi bị con chó cắn). Lúc này, ta nghe ngầm hiểu người nói muốn nhấn mạnh về tình trạng chấn thương của người chị sau khi bị chó cắn.
2. Dùng câu bị động khi người nói không rõ chủ thể gây ra hành động là ai hoặc không muốn đề cập đến. Ví dụ: A mistake was made (Đã có một lỗi sai). Lúc này, ta ngầm hiểu người nói không biết ai làm sai hoặc không muốn chỉ rõ người gây lỗi.
Cấu Trúc Chung Của Câu Bị Động

Câu bị động trong tiếng Anh khá phức tạp với nhiều cấu trúc riêng lẻ tương ứng với các thì. Ngoài ra còn có cấu trúc câu bị động đặc biệt. Chúng tôi sẽ liệt kê tường tận các cấu trúc này kèm với hệ thống bài tập vận dụng ở mục sau. Tại đây, để đơn giản hóa kiến thức cho bạn dễ nắm, chúng tôi chỉ nêu cấu trúc chung của thể bị động trong tiếng Anh gồm:
S + BE + V past participle (P2)
Ví dụ: The report will be finished soon. (Bản báo cáo sẽ được làm xong sớm)
Bài Tập Câu Bị Động Trong Tiếng Anh (Kèm Đáp Án)

Trước khi bạn bắt tay vào luyện tập vận dụng, chúng tôi mách cho bạn mẹo để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động đơn giản như sau:
- Tìm tân ngữ trong câu chủ động, viết lại thành chủ ngữ trong câu bị động.
- Chia động từ “to be” theo thì của câu chủ động, tìm động từ chính ở dạng P2.
- Xác định chủ ngữ trong câu chủ động, đưa nó về cuối câu và thêm “by” đằng trước. Lưu ý rằng với những chủ ngữ mơ hồ (someone, woman, him,…), bạn có thể lược bỏ nó trong câu bị động.
Thử xem nhé:
Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Lan ate the cheese cake.
- Tân ngữ là “the cheese cake”.
- Câu chủ động chia thì quá khứ đơn, vậy “to be” sẽ là “was”. Động từ chính là “eat”, dạng P2 là “eaten”.
- Chủ ngữ là “Lan”, chuyển về cuối câu, đổi thành “by Lan”.
Ghép lại thành câu bị động: The cheese cake was eaten by Lan.
Rất đơn giản phải không nào, giờ thì bạn tự luyện tập nhé. Tải file bài tập TẠI ĐÂY. Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn các lý thuyết cơ bản và bài tập câu bị động trong tiếng Anh.